Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Nhà thơ Trương Đạm Thủy, tiếng hát xẩm giữa đêm đã tắt

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 02 Tháng 12 2021
Viết bởi Ban điều hành
NHÀ THƠ TRƯƠNG ĐẠM THỦY –TIẾNG HÁT XẨM GIỮA ĐÊM ĐÃ TẮT
 
P.N.THƯỜNG ĐOAN
 
 
Chỉ sau 3 ngày không ăn uống được, nhà thơ Trương Đạm Thủy được gia đình đưa vào bệnh viện Thống Nhất điều trị, ở đây, bác sĩ thông báo anh bị dính CoVid-19. Người ta chuyển anh sang Bệnh viện Dã chiến Quận Tân Bình – TP HCM điều trị, và 5 ngày sau, lúc 18 giờ 20 phút ngày 12-10-2021 anh vĩnh viễn ra đi trong cô lạnh. Đau đớn hơn, vào ngày 17-10-2021 vợ của anh cũng mất theo.
Nói theo tử vi, Trương Đạm Thủy có tài nhưng bị lỗi số. Anh làm báo giỏi, cả hai mảng thơ và văn xuôi anh đều có rất nhiều tác phẩm đã phát hành, cả trước và sau năm 1975.

Xem thêm: Nhà thơ Trương Đạm Thủy, tiếng hát xẩm giữa đêm đã tắt

Mùa dịch

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ bảy, 02 Tháng 10 2021
Viết bởi Ban điều hành
Từ tháng 5 khi có dịch ở Sài Gòn tôi ôm ấp ý tưởng sẽ viết về đại dịch covid,đến khi tháng 7 Sài Gòn giãn cách xã hội mỗi ngày gia tăng hàng ngàn ca nhiễm, hàng trăm người chết, đường phố vắng hoe hiu quạnh càng khao khát tôi viết để ghi lại một thời khốc liệt của quê hương trong cơn dịch. Tôi tham khảo nhiều trang báo và các tư liệu để hình thành một truyện ngắn cho các thế hệ sau biết thế nào là thảm cảnh dịch bệnh mà cha ông đã hứng chịu, trong truyện có trích một đoạn thơ Khúc hát bé lưu dân của nhà thơ Từ Nguyên Thạch

Xem thêm: Mùa dịch

Chuyện bây giờ mới kể

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 23 Tháng 9 2021
Viết bởi Ban điều hành
Chuyện Bây Giờ Mới Kể
 
Bùi Tho
 
Chuẩn bị cho Chiến Dịch MAI TRƯỜNG XANH do Bộ Văn Hóa Giáo Duc và Thanh Niên phát động cuối năm 1973. Với Mục tiêu là làm đẹp sân trường, tạo cảnh quan và môi trừờng trong sạch cho học sinh.
Trường Trung học NLS Bảo Lộc được chọn làm lễ Phát Động., baan Thủy Lâm được nhà trường giao trách nhiệm sản xuất và chuẩn bị cây giống, thầy trò Thủy Lâm đã làm việc cật lực ngoài vườn ương tại trường, chương trình Thực hành Nông-trại tại-gia mổi học sinh phải nộp thêm 3 cây nữa. Song song đó cần có sự hỗ trợ của các cơ quan

Xem thêm: Chuyện bây giờ mới kể

Kỷ niệm thời học sinh

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 09 Tháng 9 2021
Viết bởi Ban điều hành
KỶ NIỆM THỜI HỌC SINH
Nguyễn Quốc Nam
 
 
Có khi 10 năm anh ta chưa điện cho tôi được một lần, gần đây thì 1-2 năm điện một lần và lần nào câu đầu tiên cũng:- Mầy biết ai không.? Tôi trả lời biết và anh ta cười - Sao hay vậy ! Rồi tự giới thiệu - Tao là Nguyễn văn Mười đây,..! rồi hỏi bá láp vài câu không ăn vào chuyện của tôi và anh gì cả,..rồi cười khà khà tắt máy...Anh ta làm tôi nhớ thời trung học ,tôi làm nhạc công đàn cho anh ta hát, cái miệng móm của anh ta vậy mà hát không chê vào đâu được, anh ta từng dự thi và đạt giải nhất của tỉnh Tây Ninh. Thời trung học tôi làm nhạc công cho ban nhạc học đường của trường ,của lớp, những ngày lễ cuối năm, sinh hoạt trại hè hay văn nghệ cứu trợ nạn lụt, tôi luôn có mặt

Xem thêm: Kỷ niệm thời học sinh

Điếu văn tiễn giáo sư Tôn Thất Trình

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 18 Tháng 7 2021
Viết bởi Ban điều hành
DẠY VÀ HỌC: GS Tôn Thất Trình bài viết mới
ĐIẾU VĂN TIỄN GIÁO SƯ TÔN THẤT TRÌNH
 
 
 
Trước linh sang giáo sư Tôn Thất Trình, xin thay mặt các bằng hữu xa gần từ các cơ sở giáo dục Dại học Nông nghiep Saigon, v.v, tôi thành kính chia buồn với gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của giáo sư Tôn Thất Trình .Thầy Tôn Thất Trình trong nhiều năm là Giám Đốc Trung tâm Giáo Dục Nông nghiệp Saigon và đã đào tạo rất nhiều sinh viên . Với cương vị Giám Đốc của Trường, giáo sư Trình đã một lòng đem khoa học về với ruộng đồng Việt Nam, gửi cán bộ giảng dạy đi tiếp tục đào tạo ở Mỹ, tạo nên một cơ sở vững chắc cho Viện những năm sau này . Hôm nay, giao sư Ton That Trinh đã đi thật xa, lìa bỏ các đồng môn, đồng nghiệp, môn sinh đưa thầy vào giấc ngủ mien viễn,

Xem thêm: Điếu văn tiễn giáo sư Tôn Thất Trình

Cây thông nhà số 11

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ ba, 15 Tháng 6 2021
Viết bởi Ban điều hành
CÂY THÔNG NHÀ SỐ 11
BÙI THO
 
Nếu có dịp ngang qua Bảo lộc từ hướng Sài Gòn đi Đa Lạt,,theo Quốc lộ 20, qua khỏi đình làng, nhìn về phía bắc lẩn khuất qua các nhà cao tầng dọc đường , ta sẽ thấy một tàng cây có hình chóp hiện lên nền trời . người hiểu biết về cây cối hay chính là anh em Nông Lâm Súc Bảo lộc sẽ biết ngay là loài cây thuộc họ tùng .
Đúng nó là cây thông, do chính tôi trồng trước sân bên trái của cư xá số 11 khi gia đình tôi đang ở tại đó. Nó được trồng trong đợt phát động chiến dịch MÁI TRƯỜNG XANH, cùng thời với cây thông ở cổng trường, đến năm nay (2017) nó đã được 44 năm, sự phát triển như thế này tôi cho là khá sung mãn, bởi lẻ đường kính gốc trên 1 mét 2, và chiều cao gần 30 mét, cành nhánh đâm xiên lên vững chải, là dày xanh rậm rịt, đặc biệt là tàng cây là một hình chóp phải nói là chúng ta ít thấy đối với những cây lớn như thế.
Làm tôi nhớ lúc nhận cây giống cho chiến dịch Mái Trường Xanh tại trung tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Lan Hanh, ông Quản đốc Nguyễn văn Tài giới thiệu một loại thông 3 lá của Hòa Lan vừa du nhập vào Việt Nam, và đã tặng cho trường 5 cây. Và đây là một trong 5 cây tôi đã nhận lúc đó.
Những năm gần đây, loanh quanh vùng Bảo Lộc này, bất chợt nhìn thấy chóp nhọn của cây thông nầy như là một nhắc nhở cho tôi biết đó là căn nhà số 11 căn nhà mà gia đình tôi đã sống tứ 1971 đến cuối năm 1978. Căn nhà mà trước đó, anh Phan Bá Sáu đã từng sống.
Về cây thông này, tôi muốn tâm sự một điều tạm gọi “ chuyện bây giờ mới kể “ . Được biết rằng trước năm 1975, tìm kiếm một nhánh thông trong dịp Noel không mấy khó, còn với nhân viên và giáo sư NLS lại càng dễ hơn vì trong trường trồng khá nhiều thông, việc chặt một nhánh thông cũng chẳng ai làm rầy rà, to chuyện vì có đáng là bao .
Chuyện rằng, trường sau khi tiếp thu không có ban Thủy Lâm cho nên Thủy Lâm và Canh Nông làm việc chung một phòng , vào một buổi chiều gần ngày Noel, anh Đỗ văn Quang cho biết mấy năm trước trong lễ giáng sinh đều có nhánh thông chưng trong nhà, bây giờ với việc quản lý mới, thêm vào đó việc đi lại chuyên chở cũng rất khó khăn, anh than thở” như vầy là năm nay gia đình không có thông noel rồi, rất tội cho bà cụ, vợ mình cũng như mấy cháu nhỏ”
Lúc ấy, đang trong cái thời mà khoai lang, khoai mì lên ngôi. Cái thời mà cái nhìn của tôi với cây với hoa không đẹp nữa , tôi đã quyết định chặt cây thông trồng trước sân nhà tặng cho Quang trong mùa Noel năm đó.
Nghĩ rằng, cây sẽ chêt đi, nào ngờ cây cho mầm mới…năm 1978 tôi rời khỏi căn nhà, rồi bộn bề trong cuộc sống, căn nhà xưa đôi khi qua lại vẫn còn trông thấy nhưng nào chú ý đến cây thông . Mấy năm trở lại đây, bản thân tôi cảm thấy thật vui, khi thấy ngọn tàng cao vút, nhưng cũng không ít lần lắng lòng nhớ lại mình đã làm đau nó vô cùng.
*Bà cụ mẹ vợ của Quang đã qui tiên, Quang cũng đã ra đi gần 4 năm rồi với bao thương tiếc, và mới đây chị Nguyễn thị Minh Hiển vợ Quang cũng đã được Chúa rước về. Như vậy là ba trong năm người bên nhánh thông Noel năm nào, lúc đó hai cháu Ngọc và Duy còn bé lắm.
Bây giờ, Ngọc và Duy nếu có dịp về lại đất xưa hãy tìm nhìn cho được ngọn thông cao vút, ở vùng trời Nông Lâm Súc Bảo Lộc, để biết rằng chiếc ngọn đầu tiên của nó đã đem niềm vui cho gia đình các con trong một mùa mùa giáng sinh đáng nhớ..
 
 
 
 
 
 
 
 BT
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com