Hình ảnh

Khảo sát về các điệu lý ở Tây Ninh

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Chủ nhật, 10 Tháng 6 2018
Viết bởi Ban điều hành

NGHIÊN CỨU

Khảo sát vài nét về các điệu lý ở Tây Ninh

NGUYỄN DUYÊN

Tây Ninh là một tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ.Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kể từ đầu năm 2014 thị xã Tây Ninh đã được chính phủ công nhận là thành phố Tây Ninh, đây là niềm vui lớn của người dân địa phương.

Điểm qua dân ca các dân tộc ở Tây Ninh thì  chủ yếu ta thấy cơ bản có ba nguồn: Dân ca Chăm, dân ca Tà Mun và dân ca Khmer. Dân ca Chăm và Tà Mun, phần lớn là những bài hát tự sự, thích hợp lối hát một mình, do đó các bài dân ca cũng dễ bị mai một đi nếu nghệ nhân hát dân ca qua đời mà không có truyền nhân,người kế thừa.. Dân ca Khmer chủ yếu là song ca nam nữ có tính chất giao duyên.Và nếu người Chăm, người Tà Mun quen hát không nhạc đệm thì người Khmer lại thường hát với dàn nhạc đệm, có kết hợp múa.

Ngày nhà giáo của tôi

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ bảy, 18 Tháng 11 2017
Viết bởi Ban điều hành

NGÀY NHÀ GIÁO CỦA TÔI

 Bùi Tho

Năm 1966 đang thực tập tại Đà Lạt, thì nghe tin Nha Học Vụ Nông Lâm Súc mở khoá Sư Phạm . Tôi không chần chừ, chọn ngay và quay về theo học

Thời còn đi học, cảm nhận rằng các thầy cô giáo rất khó, rất mẫu mực, mà toàn xã hội đều kính trọng. Lúc ấy tôi vẫn nhớ rõ rằng: Người dạy tôi, tôi gọi bằng thầy là lẽ đương nhiên, anh em tôi, bạn bè tôi và cả ba má tôi cũng đều goị bằng thầy. Như vậy thầy giáo đang dạy tôi được 3 thế hệ gọi bằng thầy. Không những thế, với thầy cô giảng daỵ tại trường A thì học sinh ở trường B nếu biết cũng đều goị bằng thầy. Trong vấn đề này chúng ta rõ là ảnh hưởng của Khổng giáo? Với ba bậc phải tôn kính là: Quân-Sư-Phụ...

Tản mạn Nông Lâm Mục - Nông Lâm Súc

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Chủ nhật, 15 Tháng 1 2017
Viết bởi Ban điều hành

TẢN MẠN

NÔNG LÂM MỤC - NÔNG LÂM SÚC

 Bùi Tho. TL 63

 Từ Nông Lâm Mục đến Nông Lâm Súc cái dây mơ rể má ây nó đã dính với nhau mấy chục năm rồi, mà trong đó già nhất là 62 năm và trẻ nhất là bốn mươi mấy năm.

Xuất phát cái sự gắn bó này theo tôi là bắt đầu từ cái xứ “ rừng thiêng nước độc Bà lao-phẹc” này. Bởi vì cái nhiệm vụ của QG Nông Lâm Mục đến năm 1963 chấm dứt, vì nó đã mọc nhánh cao hơn là Cao Đẳng Nông Lâm Súc đã định cư ở 45 Cường Để Sài Gòn. Cái bảng hiệu QG Nông Lâm Mục Blao được thay bằng Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc.. Sau năm 1963 một số trường TH NLS khác ra đời, như Cần Thơ, Huế, Bình Dương, Tây Ninh…các trường này có dính dự với NLM đâu? Có lẽ từ Blao từ Bảo lộc qua quá trình học tập, ra trường  được bổ về các trường khác nằm trong hệ thống Nông Lâm Súc thành ra các trường khác cùng chung dáng dấp của NLS Bảo lộc là xem như QG NLM là đàn anh là họ hàng..

Những dòng lưu niệm

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Chủ nhật, 23 Tháng 10 2016
Viết bởi Ban điều hành

Chúng tôi vừa sưu tầm được quyển Lưu bút của các bạn Lớp 12 Mục súc Niên khóa 1973 - 1974  với chủ đề Những dòng lưu niệm,thực hiện bằng đánh máy chữ rất nhiều bài vở, tư liệu phong phú.Trong quyển nầy, có bài viết của cô HT Thân Thị Đời. Xin giới thiệu cùng các bạn

Đôi nét về trường Trung Học Tỉnh Hạt Trần Văn Giảng

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ bảy, 09 Tháng 1 2016
Viết bởi Ban điều hành

Đôi nét về trường Trung Học Tỉnh Hạt Trần Văn Giảng

Nguyễn Văn Cư

Nằm đối mặt và cách trường Trung Học Tây Ninh độ 200 thước về phía Mít Một có một cổng lớn dẫn đến đình Hiệp Ninh. Lần theo cổng bằng con đường đất đỏ rộng độ ba mét đi vào độ 100 mét là tới đình. Bên trái đình là trường Sơ Cấp Ấp Thái Phú, và bên phải là Ký Túc Xá Nam Sinh. Đây là cơ sở nguyên thủy dẫn lần đến sự thành lập trường Trung Học Tỉnh Hạt Trần Văn Giảng như phần trình bày sau đây:
Ở Tây Ninh, ngoài hệ thống các trường công lập (học sinh không phải đóng học phí) như Trung Học Tây Ninh, Trung Học Phú Khương, Trung Học Hiếu Thiện, các trường tư thục như Hàn Thuyên do ông I-Súp gốc Ấn độ làm chủ, Văn Học (Đệ Nhị Cấp) và Văn Thanh (đệ nhất Cấp) do ông Nguyễn Văn Vinh làm Hiệu Trưởng, các trường của tôn giáo Cao Đài như Đạo Đức Học Đường, Lê Văn Trung do ông Dương Văn Dũng làm Hiệu Trưởng, còn có trường Tỉnh Hạt. Trường Tỉnh Hạt là loại trường

Người Chăm tại Tây Ninh

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Chủ nhật, 03 Tháng 1 2016
Viết bởi Ban điều hành

Phóng Sự

NGƯỜI CHĂM TẠI TÂY NINH

NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ

Dân số tỉnh Tây Ninh (TN) hiện nay là 1.095.583 người với 276.028 hộ. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 22 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh với 4.079 hộ, 17.661 nhân khẩu, chiếm 1,63% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh, thì những dân tộc thiểu số có số lượng nhiều là: dân tộc Khmer (1.844 hộ/7.650 nhân khẩu, chiếm 0,7% dân số toàn tỉnh), dân tộc Hoa 767 hộ/3.512 nhân khẩu, chiếm 0,32% dân số toàn tỉnh), người Tà Mun (369 hộ/1.612 nhân khẩu, chiếm 0,15% dân số toàn tỉnh). Các dân tộc thiểu số khác có số lượng ít, chiếm tỷ lệ 0,06%. Trong đó dân tộc Chăm có 850 hộ/3.814 nhân khẩu, chiếm 0,35% dân số toàn tỉnh.
Đồng bào Chăm ở TN sống quần tụ, hòa thuận, tương trợ lẫn nhau và có quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết với đồng bào Kinh và giữa các cụm dân cư dân tộc thiểu số. Tây Ninh có tất cả 9 xóm người Chăm: Phường 1 thành phố TN, Tân trung A, Tân trung B, Tân phú, ấp Chăm Suối dây, Tân Hội, Thạnh Thọ, ấp Cây Khế, Hội thanh. Tôn giáo của người Chăm là Hồi giáo (Islam), có 7 Thánh đường, tôn thờ Thượng đế Allah, tôn kính Thiên sứ Mohammed và Thiên kinh Qu'ran. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh TN có 17 vị. Ông HJ Chàm Sá làm trưởng ban, ông Math Ro Sali làm phó trưởng ban. Đây là một tổ chức đại diện cho tín đồ, hướng dẫn tín đồ sinh

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com