Âm nhạc - CD/DVD

Chiều nay sương khói lên khơi

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ năm, 03 Tháng 5 2012
Viết bởi Hà Đình Nguyên

HÀ ĐÌNH NGUYÊN

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗibuồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ(Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... thì Thuyền viễn xứ củaPhạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn...

Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá tốt cho nêntrong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui (không đềnghị... cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay sương khóilên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giangthuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa.Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...”(Thuyềnviễn xứ). Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ cỡ đó, nhưng cũng đủ làmxuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được thưởng thức tiếng hát của những danhca như Thái Thanh, Sĩ Phú.

Bài thơ của một cô gái

Thế nhưng, nhiều người chỉ biết Thuyền viễn xứ là của Phạm Duy chứ chẳng mấy aiđể ý rằng đây là một ca khúc phổ nhạc, dù trên bìa bản nhạc (thời đó, từ đầuthập niên 1940 cho đến 1954 trong toàn quốc, cả Cao Miên, và từ 1954 đến 1975 ởmiền Nam, những bản nhạc được xuất bản dưới hình thức in rời bằng giấy cứng khổlớn in 2 mặt, gấp lại ở giữa), Thuyền viễn xứ được cả hai nhà xuất bản Tinh Hoavà Á Châu ấn hành đều ghi rõ: nhạc: Phạm Duy, thơ: Huyền Chi.

                                                      Huyền Chi lúc 18 tuổi

Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh),theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở vớichị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nomsạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ Thuyền viễn xứ là một trong 22 bài thơ nằmtrong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinhhoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơcho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Và đây là nguyên văn bài thơ Thuyền viễn xứ, mà tác giả là một côgái 18 tuổi:

Ra khơi sương khói một chiều/

Thùy dương rũ bến tiêuđiều ven sông

/Lơ thơ rớt nhẹ menlòng/

Mây trời pha ráng lụahồng giăng ngang

/Có thuyền viễn xứ ĐàGiang

/Một lần dạt bến quangàn lau thưa/

Hò ơi! Câu hát ngànxưa

/Ngân lên trong mộtchiều mưa xứ người

/Đường về cố lý xa xôi

/Nhịp sầu lỡ bước,tiếng đời hoang mang

/Sau mùa mưa gió phũphàng/

Bến sông quay lại,hướng làng nẻo xa

/Lệ nhòa như nước sôngĐà/

Mái đầu sương tuyếtlòng già mong con/

Chiều nay trời nhẹxuống hồn

/Bao nhiêu sương khóichập chờn lên khơi/

Hai bờ sông cách biệtrồi/

Tần Yên đã nổi bốntrời đao binh/

Ngàn câu hát buổi quânhành

/Dặm trường vó ngựađăng trình nẻo xưa/

Biết bao thương nhớcho vừa/

Gửi về phương ấy mịtmờ quê hương/

Chiều nay trên bếnmuôn phương

/Có thuyền viễn xứ lênđường... lại đi...

 

Duyên văn nghệ

Tuy lời thơ có vẻ... cổ phong (vốn là chuẩn mực vào thời đó) nhưng vẫn toát lênmột nỗi buồn man mác. Bố cục bài thơ cũng rất “chắc tay”, hồn thơ tinh tế. Tập thơvừa in xong tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo thì tình cờ HuyềnChi gặp nhạc sĩ Phạm Duy khi ông đến thăm bà Đào (chủ nhà in). Cô ký tặng nhạcsĩ tập thơ Cởi mở. Cũng nghĩ là chút duyên văn nghệ thế thôi, bởi đó là lần gặpgỡ duy nhất giữa hai người. Vậy mà người được tặng tập thơ đã chọn một bài thơlục bát rất... truyền thống trong tập thơ ấy để phổ thành ca khúc. Điều đángnói là nhạc sĩ Phạm Duy đã trổ tài “phù thủy” khiến trong ca khúc phổ thơ củaông, khó ai tìm thấy bóng dáng của thể loại lục bát. Đã vậy, đoạn giữa đượcchuyển qua âm giai trưởng nghe vừa xa vắng, vừa rạo rực mênh mang: “Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi. Đời nhịpsầu lỡ bước, Bước hoang mang rồi. Quay lại hướng làng, Đà Giang lệ ướt nồng. Mẹgià ngồi im bóng. Mái tuyết sương mong con bạc lòng...”.

Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), tác giả viết: “Gần hai năm đãtrôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam,lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn... Vào thời điểmnày (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưacho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạngmột người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam.Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ, trong tôi lại nổi dậy sự viễn mơ củabài Bên cầu biên giới năm xưa, tôi bèn soạn bài Viễn du...”.

Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồngra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Ởđây bà mở hiệu sách Bút Hoa và dạy Anh văn.

Nguyễn Phước Thị Liên, một cựu học sinh của Trường trung học Phan Bội Châu, đã“vẽ lại” chân dung của Huyền Chi như sau: “Huyền Chi là một phụ nữ đẹp, tài sắcvẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt tươi, miệng cườihiền hậu dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những chiều lộng gió,khi thầy cô sánh vai giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao xuyến bao tâm hồn nữsinh lúc bấy giờ...” (Kiến Thức Ngày Nay số 768 tháng 12.2011).

Sau 1975, gia đình bà Huyền Chi chuyển vào Sài Gòn. Bà hiện vẫn còn sống tạiđây, còn chồng bà - ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7 người con củahai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắcchắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơnnửa thế kỷ trước, khi: “Chiều nay gửi tớiquê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết làbao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng vensông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...”(Thuyền viễn xứ).

Hà  Đình Nguyên

 

Mùa thu không trở lại

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 3 2012
Viết bởi Hà Đình Nguyên

Hẳn trong ký ức nhiều người vẫn còn nhớ nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu - “Quả chôm chôm biết hát” ngoại hình râu tóc lởm chởm của ông, và nhất là yêu thích những bài hát của ông:Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại…

(Từ) Trường làng tôi...

Năm 1998, người viết được tháp tùng một đoàn gồm: các cô chú trong Ban Liên lạc cựu tù chính trị Côn Đảo, nhà thơ Kiên Giang, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu,nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà thơ Nguyễn Bạch Dương, nghệ sĩ Ngô Đình Long… đithăm gia đình nhà thơ Truy Phong (tác giả trường ca Một thế kỷ, mấy vầnthơ) đang sống ở cù lao Quới Thiện (Vĩnh Long).

Từ SaiGon đi xe về đến Bến đò Vũng Liêm rồi bỏ xe lại, xuống ghe bầuvượt sông Cổ Chiên vào cù lao. Lượt về, vừa bước chân lên bến đò, nhạc sĩ PhạmTrọng Cầu đã kéo tay tôi và anh Đoàn Thạch Biền: “Đến coi chỗ này, chính làngôi trường trong bài hát Trường làng tôi của tao!”. Đó là trường Tiểu học VũngLiêm nằm cách bến đò khoảng trăm mét. Chỉ xa có chừng đó nhưng nhìn anh PhạmTrọng Cầu chống gậy đi khá khó khăn (anh có một chân giả), chúng tôi thật áingại… Đến cổng trường, anh đứng làm mẫu để chúng tôi chụp vài tấm hình. Ngôitrường trước mắt chúng tôi trông khang trang, bề thế chứ không như trong bàihát của anh Cầu, nhưng chúng tôi vẫn đồng thanh hát vang: “Trường làng tôi câyxanh lá vây quanh, muôn chim hót vang lên êm đềm. Trường làng tôi con đê béxinh xinh, len qua đám cây xanh nhẹ lướt… Trường làng tôi hai gian lá đơn sơ,che trên miếng sân vuông mơ màng. Trường làng tôi không giây phút tôi quên nơisống bao kỷ niệm ngày xanh...”.

Trong nhạc Việt, có khá nhiều bài ca nhắc đến ngôi trường cũ nhưng hầunhư chỉ duy nhất bài hát này, nhạc sĩ đã dùng trọn tác phẩm để nói về ngôitrường thời thơ ấu của mình. Một bài hát tuyệt vời.

... (đến) Mùa thu không trở lại

Dịp ấy, Phạm Trọng Cầu còn tiết lộ anh là tác giả ca khúc Mùa thu khôngtrở lại. Tôi cãi, bởi vì trước năm 1975, tôi có tập nhạc 12 bài ca quen thuộctrên đất Pháp (trong đó có ca khúc Mùa thu không trở lại) của tác giả PhạmTrọng. Anh cười xác nhận, sau năm 75, anh mới thêm vào chữ “Cầu” cho tên anhđược đầy đủ như trong giấy khai sinh.

Nhạc sĩ cho biết: anh sinh đúng vào ngày Noel (25.12.1935) tại Phnom Penh (Campuchia).Cha anh là trắc địa sư Phạm Văn Lạng, vốn gốc Hà Nội, nhưng đang làm việc tạiđây (thời Pháp thuộc, những công chức có thể được điều chuyển khắp Đông Dương:Việt Nam, Campuchia, Lào) nên năm 1943, đã đưa gia đình về Sài Gòn và mẹ củaanh (bà Đào Thị Ngọc Thư) mở một nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây,Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc Philippines và một số nhạc sĩ, casĩ nổi tiếng trong nước. Anh cũng bắt đầu học chơi đàn mandoline… Tuy nhiên,thời gian này khá ngắn ngủi - chưa tới 2 năm thì chiến cuộc lan tràn, gia đìnhanh phải tản cư lên Biên Hòa. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, gia đìnhanh trở về Sài Gòn, rồi chuyển dần xuống miền Tây Nam Bộ.

Ở Vĩnh Long, anh theo học trường Tiểu học Vũng Liêm và tham gia vào Độituyên truyền xung phong huyện. Năm 1948, Phạm Trọng Cầu trở lại Sài Gòn, thamgia phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên, học sinh. Một thời giansau, ông thoát ly, vào bộ đội (Trung đoàn Cửu Long). Sau đó, ông bị thương phảicưa chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Năm 1953, Phạm TrọngCầu thi vào trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, và chàng trai 18tuổi, nhớ về thời thơ ấu cắp sách đã sáng tác ca khúc Trường làng tôi… Tốtnghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu lại thi vào Nhạc viện Paris (Pháp).

 

Tại Paris, anh đã viết 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp, trongđó có Mùa thu không trở lại… Với ca khúc này, Phạm Trọng Cầu tâmsự: “Dạo ở Paris, mình gặp và yêu một cô gáiViệt Namcó mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu đang độ trăng rằm thì nàngphải về nước và không bao giờ trở lại Parisnữa. Chúng tôi chia tay vào mùa thu - khung cảnh mùa thu ở châu Âu rất đẹp,nhưng nếu phải chia ly trong một cái nền như vậy thì nó lại trở nên thật têtái: “Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại. Em ra đi mùa thu, sương mờ giăngâm u. Ngày em đi, nghe chơi vơi não nề. Qua vườn Luxembourg. Sương rơi che phố mờ,buồn này ai có mua? Từ chia ly, nghe rơi bao lá vàng, ngập dòng nước sông Seine. Mưa rơi trên phím đàn, chừng nào cho tôi quên?...Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa. Đếm lá úa mùa thu, đo sầu ngập timtôi…”.


 

Tôi hỏi anh có phải cô ấy tên Thu không mà anh cứ lặp lại câu điệp khúc“Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại”? Anh trầm ngâm: “Đối với tôi... làmột mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồngcháy và mùa thu nàng ra đi. Hôm tiễn nàng ra sân bay, tôi trở về nhà phải đingang qua khu vườn Luxembourg.Khu vườn đó, khi đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiềulá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu "Em ra đi mùa thu, mùa thukhông trở lại...". Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, vớitôi, mùa thu không bao giờ trở lại nữa, chỉ có thế thôi”.

Sau chuyến đi cù lao Quới Thiện về được khoảng 2 tháng thì anh PhạmTrọng Cầu đột ngột qua đời…

(Theo Hà Đình Nguyên)

 

Mùa xuân đến

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ tư, 22 Tháng 2 2012
Viết bởi Nguyễn Quốc Đông

MÙA XUÂN ĐẾN

Nhạc và lời:Nguyễn Quốc Đông

Trình bày:Minh Tánh

Xem thêm: Mùa xuân đến

Thương về Tây Ninh

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ năm, 15 Tháng 12 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Đông

THƯƠNG VÊ TÂY NINH

Nhạc và lời : Nguyễn Quốc Đông

Trình bày :Hồng Nhung



 

Tình mênh mang

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ hai, 28 Tháng 11 2011
Viết bởi Trương Quang Lộc

Tình Mênh Mang

Trương Quang Lộc

Dòng sông trôi đi đâu, đâu biết sông trôi về đâu
Dòng thời gian qua mau đâu biết ai người yêu mình
Dòng đời trôi mênh mang đâu biết ai người mình yêu
Anh mong có một ngày em đến
Trong tình anh muôn ngàn thương nhớ
Mang cho anh tình nồng say đắm, biết yêu em
Dòng sông trôi đi đâu đâu biết sông trôi về đâu
Dòng thời gian qua mau đâu biết ai người yêu mình
Dòng đời trôi mênh mang đâu biết ai người mình yêu
Anh mong có một ngày em đến
Sân nhà anh ngập tràn tia nắng
Trao cho anh thiệp hồng tươi thắm của đôi mình

Biết rằng chuyện tình nào tình chẳng phôi phai
Biết rằng tình là buồn người xa người nhớ
Dẫu lời tình nồng nàn lời nói đầu môi
Bước vào cõi tình sầu nào biết được đâu
Biết rằng chuyện tình nào tình chẳng phôi phai
Biết rằng tình là buồn người xa người nhớ
Dẫu rằng lời nguyện cầu nào chắc được đâu
Anh cầu cho tình mình bên nhau dài lâu

 



Phạm Đình Chương những con đường âm nhạc

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ bảy, 13 Tháng 8 2011
Viết bởi Nguyễn Mạnh Trinh
Nguyễn Mạnh Trinh

Có nhiều người cho rằng thơ phổ nhạc không còn chất thơ nguyên thủy nữa bởi vì nhạc sẽ làm giảm đi cái nét thâm trầm sâu sắc mà thơ phải chuyên chở. Một người chủ trương như vậy là nhà văn Tạ Tỵ. Khi được hỏi về những bài thơ phổ nhạc mà có sự ví von là nhạc chắp cánh cho thơ trong đó có bài “Thương về 5 cửa ô xưa” của ông.


Nhưng có nhiều người thì nghĩ khác. Như nhạc sĩ Anh Bằng, người đã phổ hàng trăm bài thơ thì cho rằng thơ phổ nhạc là một nét đặc thù của văn nghệ Việt Nam. Trong khi nói chuyện với tôi ông đã tỏ ra rất trân trọng những bài thơ phổ nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cho rằng đó là một nhạc sĩ phổ thơ hya nhất của âm nhạc Việt nam.

Riêng với tôi, nghe lại những bản nhạc phổ từ thơ của người ca sĩ chủ chốt của ban hợp ca Thăng Long Hoài Bắc, tôi đã bị lôi cuốn vào một thế giới âm nhạc tuyệt vời. Từ những bài thơ nổi tiếng, nhạc đã mở ra thành những thế giới riêng và cất cao lên những cung bậc ngân nga trong tâm não. Thơ Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây) như có phả vào trong nhạc Pham Đình Chương những nỗi niềm sầu xứ riêng của một người yêu quê hương tha thiết. Thơ Thanh Tâm Tuyền (Lệ đá xanh) những câu thơ tự do trúc trắc lại trở thành những cung bậc mượt mà và hình như trong từng nốt nhạc từng lời ca được chọn lọc trong thơ có một điều gì sẻ chia đồng cảm. Với thi ca, nhạc Phạm Đình Chương là bạn đồng hành.

Và mỗi khi buồn, những bản nhạc tình của Phạm Đình Chương đã làm tôi da diết hơn nỗi đau và nhức buốt thêm nỗi nhớ. Tha thiết, lãng mạn, như nghe Nửa hồn thương đau, nghe “Người đi qua đời tôi”, những lời và nhạc quyện vào nhau. Ngân lên. Réo rắt.
Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với các nhạc sĩ nổi tiếng khác số lượng sáng tác của ông không nhiều lắm nhưng đã có rất nhiều ca khúc đã đi vào cõi bất tử. Nhạc của ông còn có tuổi thọ hơn ông nhiều lần. Những ca khúc đã nổi tiếng đến nỗi thành quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam.
Riêng với cá nhân tôi, mỗi lần nghe lại những bản nhạc như “Sáng Rừng” hay trường ca “Hội Trùng Dương”, tôi lại bồi hồi nhớ đến những ngày xưa lúc mới lên trung học. Ở ngôi trường mà trước đây là chỗ nuôi ngựa của quân đội Nhật sau sửa chữa thành Trung Tâm Học Liệu, nơi chúng tôi đã học hát những bài này với thầy Chung Quân ròng rã những năm đệ thất, đệ lục. Những bài hát đã tạo ấn tượng rất mạnh cho tôi từ ngôn ngữ đến âm điệu. Những bài hát làm tôi yêu mến hơn quê hương đất nước tôi. Tôi nhớ cả lớp tôi chia làm hai bè và những câu hát cứ đuổi theo nhau như lượn sóng ào ạt cuồn cuộn: “… Sóng muôn triền tới sóng xô về tới như muôn tình mới vươn sức người. Bừng giữa đời…” Chúng tôi cứ thế mà hào hứng hát trong cái kích động vô cùng của chuyển khúc nhạc… Thầy Chung Quân, tác giả của ca khúc nổi tiếng “Làng tôi“ thì không hết lời giảng giải với bọn học trò chúng tôi những nét hay ý đẹp của những ca khúc này. Thành ra, tuy tôi chưa gặp mặt bao giờ nhưng lại vô cùng quen thuộc khi nghe nhắc tới tên tuổi của nhà nhạc sĩ Phạm Đình Chương…Hình như trong tiềm thức của tôi, đã có một vóc dáng nhạc sĩ cực kỳ to lớn. Những lờica hằn trong tâm thức và một lúc nào, có chất xúc tác, bùng vỡ cảm xúc như trôi theo suối, theo sông…
Rồi thời gian trôi, tôi lớn lên, vào đại học rồi đi lính, đi tù, rồi vượt biên, rồi lưu lạc xứ người, mãi thời gian khoảng thập niên 80 tôi mới gặp lại ông. Và hình như, cái vóc dáng ngày xưa mà tôi tưởng tượng dường như không sai biệt mấy. Trong một buổi họp mặt văn nghệ ở quán Doanh Doanh của anh chị Thái Tú Hạp, ông hát bản nhạc mới sáng tác phổ từ thơ Du Tử Lê “Đêm nhớ trăng Sài Gòn“ và bản “Hạt bụi nào bay qua “ từ thơ Thái Tú Hạp. Dáng ông cao gầy, nói chuyện có duyên với giọng thật đặc biệt Bắc Kỳ Sơn Tây, mặc dù lúc đó hơi men đã ngấm. Ông hát rất truyền cảm và tạo được những phút giây lắng đọng trước khi chấm dứt làm người nghe ngưng một giây sững sờ trước khi vỗ tay vang dội… Trong tiếng nhạc, có tâm sự tỏ bầy. Trong lời ca, có mênh mông những khung trời quá khứ…
Theo tài liệu của nhạc sĩ Phạm Thành là con ruột ông thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Gia đình ông là một gia đình nghệ sĩ, thân phụ ông đánh đàn tranh rất tuyệt trong khi thân mẫu ông chơi đàn bầu cũng rất hay. Thành ra nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả Nắng Chiều đã rất hữu lý khi phát biểu rằng nhạc của Phạm Đình Chương đã biểu lộ được những tinh túy của âm điệu ngũ cung. Sống trong một gia đình nghệ sĩ “nòi “ như vậy thì hấp thụ được những tinh hoa của nguồn nhạc dân tộc tính là chuyện dĩ nhiên. .
Ông bắt đầu học nhạc lý từ khi còn thơ ấu. Lúc mười bẩy tuổi ông đã sáng tác bản nhạc đầu tay “Ra đi khi trời vừa sáng“ với lời nhạc trong sáng nhịp điệu vui tươi tới bây giờ vẫn còn nhiều người hát. Thí dụ như Đài phát thanh Little Sài Gòn ở Orange County đã dùng làm bản nhạc khởi đầu chương trình “Chào bình minh“ mỗi buổi sáng.
Thời kháng chiến chống Pháp sau năm 1945, cũng như những chàng trai Hà Nội yêu nước, ông gia nhập vào các đoàn văn nghệ lưu động của Liên khu 4 và Liên khu 3. Ông đi đến nhiều nơi: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên... Thời kỳ này, ông sáng tác những bài hát kích động tinh thần yêu nước, chấp nhận những khó khăn, có bóng dáng của chiến tranh nhưng không hận thù chém giết. Như ca khúc “Được Mùa“ âm điệu vui tươi, chứa chan tình cảm với lòng tin tưởng vào tương lai. Trong khi những bản nhạc cùng thời sáng tác như “Ngày Mùa“ của Văn Cao, “Gánh Lúa “ của Phạm Duy, hay “Dân Ca Lúa Vàng“ của Mặc Thy, thì lời ca tiếng nhạc có bóng dáng của chém giết chiến tranh hơn.
Nhà văn Mai Thảo khi còn sinh tiền hay thường kể về những ngày tháng đầy hào hứng của tuổi trẻ của những thanh niên lớp tuổi ông và Phạm Đình Chương, vai đeo bạc đà tay bút tay đàn rộn rã với sinh hoạt văn nghệ thời kỳ toàn dân chống giặc. Nhà văn Tạ Tỵ trong hồi ký viết về các văn nghệ sĩ mà ông quen biết cũng nhắc đến quán cà phê của gia đình Ban Hợp Ca Thăng Long thuở ấy. Vừa lưu diễn vừa sáng tác, tay đàn tay bút, từ đồng nội đến núi rừng, sinh lực tuổi trẻ và tâm tình yêu nước đã thể hiện trong từng ca khúc của Phạm Đình Chương.
Sau chính sách Cải cách Ruộng Đất ,ông và gia đình trở về thành và vào Sài Gòn sinh sống. Ởđây, ông cùng với anh ruột là nhạc sĩ Hoài Trung, chị ruột là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, em ruột là ca sĩ Thái Thanh lập thành Ban Hợp ca Thăng Long. Đôi khi còn tăng cường ca sĩ Khánh Ngọc. Ban hợp ca Thăng Long đã hoạt động liên tục trong một thời gian dài. Có khi trình diễn ở Hà Nội thì đổi tên là Ban Hợp Ca Gió Nam với sự góp mặt của nhạc sĩ Nam Tiến (tức Trần Văn Trạch) Kỷ niệm những ngày lưu diễn này nhạc sĩ Trần Văn Trạch đã nhắc đến và tâm sự nhiều lần trước khi qua đời và coi như một kỷ niệm đẹp trong đời ca hát của người nghệ sĩ lão thành này.
Những ngày ở miền Nam là những ngày sáng tác sung mãn của ông. ‘Ly rượu mừng” bài hát vui tươi tràn dầy mộng ước, là lời chúc rất nhân bản đã trở thành một bài hát mở đầu cho những buổi họp mặt của hầu hết mọi người dòng dã mấy chục năm về sau. Hay “Tiếng dân chài”, theo lời kể của tác giả là một sáng tác từ cảm hứng trên bờ sông Mã khi mục kích sinh hoạt của những người dân chài lưới.
Thời kỳ này Ban Hợp ca Thăng Long nổi tiếng đến nỗi bìa của giai phẩm xuân “Đời Mới” của nhà báo kiêm chính khách Trần Văn Ân có hình ban Thăng Long có hai cô Thái một cô Khánh (Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc) phải in thêm để có đủ số lượng bán.
Là linh hồn của Ban Thăng Long, những sáng tác của ông đã góp phần làm rạng rỡ những thành công vượt bực. Như Sáng Rừng, như Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng, như Tiếng Dân Chài, như Bài Ca Tuổi Trẻ,

 

Như Anh Đi Chiến Dịch, như Ly Rượu Mừng, … Những bài hát đã thật quen thuộc đến trở thành một phần đời sống của những người dân ở miền Nam Việt Nam.
Nhưng một gia sản to lớn cuả nhạc sĩ để lại cho âm nhạc Việt Nam là trường ca “Hội Trùng Dương”. Theo Phạm Thành cho biết thì thời gian sáng tác để hoàn tất là bốn năm dòng dã. Nhiều người đã xếp hạng “Hội Trùng Dương” ngang hàng với những “Trường Ca Sông Lô“ của Văn Cao hay “ Hòn Vọng Phu“ của Lê Thương, những nỗi niềm và những khát vọng của dân tộc được thể hiện. Sáng tác trong thời gian đất nước bị chia đôi, ông muốn nói lên cái tâm tư Bắc Nam là một và những dòng sông rồi cũng xuôi về biển Mẹ. Sông Hồng, với thao thiết âm thanh Quan Họ. Sông Hương, với đồng vọng giọng hò mái đẩy xứ thần kinh. Sông Cửu Long, với tiếng dân ca mộc mạc. Tất cả, trộn lẫn lại để thành tiếng hát đầy tình tự dân tộc và trong sáng. Thấp thoáng trong nốt nhạc, lời ca là sự lạc quan của những người tin tưởng vào tương lai của đất nước.
Năm 1967, ông nhận tổ chức và điều khiển phòng trà Đêm Mầu Hồng (cũng là tên của một ca khúc mà ông phổ nhạc từ thơ của Thanh Tâm Tuyền). Những sáng tác nổi danh của ông và sự trình diễn điêu luyện của Ban Hợp Ca Thăng Long đã biến phòng trà này một chỗ nổi tiếng nhất và là nơi tụ tập của những nghệ sĩ hàng đầu của đô thành Sài Gòn.
Trong nhạc Phạm Đình Chương, thi ca đóng một vai trò quan yếu. Hình như bắt nguồn từ sự đồng cảm với thi sĩ, nhạc đã tháp cánh cho thơ vút cao. Những vần thơ của Đinh Hùng, Hoàng Anh Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Quang Dũng, Trần dạ Từ, … trước năm 1975 hay Du Tử Lê, Kim Tuấn, Thái Tú Hạp, … sau năm 1975 ở hải ngoại đã thành những ca khúc có sức lôi cuốn mạnh mẽ và nói lên được tâm tư của thời đại. Thơ, với chất lãng mạn sẵn có, hợp cùng âm điệu của nhạc để thành những nhớ lại từ liên tưởng những cuộc tình, những phận người. Để rồi có sự chia sẻø với suy nghĩ, vớiø ngôn ngữ, với thanh âm, đã mở hướng đi xa đến vời vợi hơn những cửa ngõ này, những chân trời kia…
Nhạc sĩ Vũ Thành đã có lần nhận xét rằng phổ thơ như Phạm đình Chương từ bài thơ “Tự Tình Dưới Hoa“ của Đinh Hùng thành “Mộng Dưới Hoa“ là việc hình thành một “tuyệt tác đáng phục“. Nhạc sĩ khéo léo phổ toàn bộ bài thơ với một ngôn ngữ óng mượt trữ tình và kỹ thuật chuyển âm tuyệt diệu. Nhất là, chất lãng mạn được giữ nguyên nếu không nói là tăng thêm bội phần.

Một trường hợp khác, ông đã phổ thành công những bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Nhiều nhạc sĩ nhận xét rằng phổ những bài thơ tự do, âm điệu phóng túng, với nhiều vần trắc, như thơ Thanh Tâm

Tuyền không phải là việc dễ dàng. Thế mà, với Dạ Tâm Khúc, với Bài Ngợi Ca Tình Yêu, với Đêm Mầu Hồng, cái ý thơ cảm được nhưng khó diễn tả bằng lời đã được truyền cảm trọn vẹn. Thơ, đi gần tới hơn đối tượng và bằng nhịp điệu lôi cuốn người nghe với nghệ thuật riêng của nhịp cầu âm điệu. Không biết thành công này có phải bắt nguồn từ sự đồng cảm giữa thi sĩ và nhạc sĩ qua mối thâm giao lâu đời chăng?
Biến cố tháng tư năm 1975 khiến ông phải làm nhân chứng cho một cuộc đổi đời. Sống ở Saigòn những năm tháng nghẹt thở rồi sau cùng ông và gia đình vượt biển năm 1979 rồi sang định cư ở xứ người. Đời sống thúc bách của sinh kế không làm ông ngưng sáng tác.
Tâm sự một người lưu lạc chất ngất nỗi niềm khiến cho ông cảm thấy gần gũi với những vần thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Những bài thơ như “Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển”, ”Đêm, nhớ trăng Sài gòn“, hay “Quê hương là người đó“ được phổ nhạc trong sự chia sẻ ấy. Quê hương mới đây mà đã cách biệt ngàn trùng. Những không gian, thời gian đã xa mất hút nhưng sao còn gần gũi. Tâm sự chúng ta đôi khi khác nhau nhưng vẫn cùng mẫu số. Mẫu số của một thời đại lưu vong.
Có lẽ trong những nhà thơ, Du Tử Lê là người có duyên với các nhạc sĩ nhất cũng như thi sĩ Đinh Hùng thời trước. Gần một trăm bài thơ được phổ nhạc với rất nhiều ca khúc gần như “bất tử“ phải là một hiện tượng trong đời sống văn học Việt Nam.
Nhà văn Mai Thảo đã viết về người bạn tâm giao của mình với dẫn chứng từ những tài năng âm nhạc khả tín:
“… Trên một tầm cao hơn, thuần túy nhạc lý và nhạc tính hơn, những điểm xuất sắc của cõi nhạc, nét nhạc Phạm Đình Chương cũng được những kiến thức có thẩm quyền hết lời khen ngợi. Như một nhận xét tổng quát của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. Là đường nét của âm điệu (ligne melodique) cách thế hòa âm, tiết điệu và bố cục từ khúc, mặt nào ở Phạm Đình Chương cũng cao sang, điêu luyện và thuần phục. Cao và sang nhưng không khó không xa rất hợp rất gần với tâm hồn đại chúng. Như một phân tích tóm gọn của nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn.
Là Phạm Đình Chương xử dụng ngũ cung tài giỏi, cấu trúc và kỹ thuật nhạc hiện đại, tiền tiến nhưng vẫn giữ dược âm điệu, yếu tính (essence) và tâm hồn Việt Nam… “
Riêng tôi, qua hơn sáu chục ca khúc cho một khoảng hơn bốn mươi lăm năm sáng tác, tôi đã nhìn thấy rõ một vóc dáng nhạc sĩ lớn. Là người ngợi ca tình yêu, với những ca khúc để đời : Mộng Dưới Hoa, Ngợi Ca Tình Yêu, Người Đi Qua Đời Tôi, Mầu Kỷ Niệm... Là người yêu quê hương, tin tưởng vào tương lai dân tộc, với Tiếng Dân Chài, với Được Mùa, với trường ca Hội Trùng Dương, … Là người lưu lạc tha hương, nhớ về chốn cũ nhà xưa, với Mưa Saigòn, Mưa Hà Nội, với Đêm, Nhớ Trăng Saigòn, với Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi ra Biển, … Là người nhạc sĩ yêu đời mang nghững bài ca tươi thắm với Sáng Rừng, với Trăng Rừng, với Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng, … Tất cả, thành một vóc dáng âm nhạc đa diện. Ở mặt nào, cũng là đặc sắc. Ở cõi nào, cũng là khai phá bước chân. Mỗi mỗi, là những hiển lộng nghệ thuật. , những dụng công tinh vi. Aâm nhạc và đời sống có những bổ túc để thành một nhất quán cho sáng tác.


Dù nhạc sĩ đã qua đời vào năm 1991, nhưng tuổi thọ của những ca khúc hầu như bất tử sẽ còn dài hơn rất nhiều 62 tuổi hưởng thọ. Đã có những chương trình hát và tưởng niệm cố nhạc sĩ. Đã có những ca khúc được trình bày như một cách thế cảm tạ những công trình mà có người gọi là những bông hoa tô điểm cho đời.
Ngày trước, cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã than thở rằng “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như”. Bây giờ, với những cõi nhạc như Phạm Đình Chương, có lẽ đến vài thế kỷ sau vẫn còn đồng vọng những ca khúc như Hội Trùng Dương hay Mộng Dưới Hoa chăng? Có thể lắm chứ sao không? Đã gần nửa thế kỷ rồi mà lời nhạc vẫn xanh và bóng mát vẫn tỏa cùng trên quê hương mà âm điệu còn vang xa ra trên phần đất mà con dân Việt nam sinh sống trên toàn thế giới !!!

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com